Skip to main content

UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ LÊ TRÌ TIẾP VÀ LÀM ĐOÀN CÔNG TÁC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

     Vừa qua, Đảng uỷ - Uỷ ban nhân dân xã Lê Trì vừa chào mừng đoàn học viện chính trị khu vực II đến nghiên cứu và khảo sát thực tế tại xã về tình hình trồng cây ăn trái, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lê Trì.

     Tại buổi làm việc, qua nghe báo cáo của đại diện Ủy ban nhân dân xã Lê Trì tổng diện tích cây ăn trái toàn xã là 261 ha, gồm nhiều chủng loại cây ăn trái như: xoài, bơ, sầu riêng, bưởi, vú sữa…cụ thể: xoài: diện tích 149 ha; năng xuất khoảng 30 tấn/ ha, giá bán giao động từ 20.000 - 70.000 đ/kg. Sầu riêng: diện tích 48 ha, năng xuất khoảng 15 - 20 tấn/ha, giá bán giao động từ 80.000đ - 90.000đ/kg. Bơ: diện tích 40 ha, năng xuất khoảng 30 - 50 tấn/ha, giá bán giao động từ 10.000đ - 20.000 đ/kg. Ngoài ra còn khoảng 24 ha trồng các loại cây ăn trái khác. Đặc biệt trên địa bàn xã có 01 Tổ hợp tác vườn cây ăn trái Ô vàng và 01 hợp tác xã là Hợp tác xã Bến Bà Chi có hơn 40 thành viên với hơn 100 ha trồng xoài các loại. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho bà con nông dân trong việc phát triển vườn cây ăn trái của mình, Hội nông dân xã phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh, huyện hỗ trợ vốn vay cho 12 hộ. Tổng mức hỗ trợ là 650 triệu đồng. Tổ hợp tác Ô Vàng chuyên thu mua  và bán cây giống sầu riêng đến nay sầu riêng Ô Vàng đã được nhân rộng trồng ở một số xã lân cận như: Ba Chúc, Lạc Quới, thị trấn Tri Tôn, Lương Phi. Đến nay thành viên của tổ hợp tác là 30 thành viên với diện tích gần 30ha trồng cây sầu riêng. Với chương trình hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho bà con nông dân, Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho 10 hộ với số tiền là 100 triệu đồng/hộ, giúp các hộ phát triển vườn cây ăn trái của mình.

 Các thành viên trong Đoàn công tác đã trao đổi làm rõ thêm một số vấn đề như: việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; xã có những nguồn vốn đầu tư nào để phát triển nông nghiệp; việc tổ chức liên kết để khai thác những tiềm năng, lợi thế của xã về phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá gắn với việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của người dân, đặc biệt là các sản phẩm OCOP của địa phương, qua đó tạo tiền đề để nèn kinh tế - xã hội của xã ngày càng phát triển, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân…

     Các đề xuất của Đoàn công tác được lãnh đạo Đảng uỷ -  Ủy ban nhân dân xã ghi nhận và giải đáp cụ thể. Qua các thông tin được trao đổi, làm rõ tại buổi làm việc đã góp phần phục vụ thiết thực, ý nghĩa giúp Đoàn có thêm tư liệu để hoàn thành nội dung nghiên cứu. Tiếp đó, Đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế tại hợp tác xã Bến Bà Chi.

Hồng Như