Skip to main content

Nghề leo thốt nốt tại vùng núi Lê Trì

Cây thốt nốt từ lâu đã gắn liền với người dân vùng Bảy Núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer loài cây cho nước, trái ngọt mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình vừa mang lại hương vị đặc trưng gợi nhớ hình ảnh quê hương.

 

Nghề leo thốt nốt tại vùng núi Lê Trì

Anh Chau Man, ngụ ấp Trung An xã Lê Trì là 1 trong số những người theo nghề leo thốt nốt tại địa phương, người có hơn 10 năm trong nghề trèo cây hái trái thốt nốt và lấy nước nấu đường. Trước khi đến với nghề leo thốt nốt anh làm thuê mướn tất cả mọi việc, nhưng vẫn không đủ sinh sống, vợ chồng anh quyết định lên thành phố tìm việc, nhưng vì không biết chữ nên khó có thể tìm được công việc phù hợp, anh quay lại quê nhà và theo nghề leo thốt nốt cho đến nay, nhờ nghề nấu đường thốt nốt mà gia đình anh có cuộc sống ổn định.

leo cây thốt nốt

Nghề leo thốt nốt tại vùng núi Lê Trì

Để lấy được nước thốt nốt tận ngọn cây, anh dùng những cây tre dài, có nhiều nhánh làm thang leo, giữa những cây gần nhau, anh bắc cầu khỉ kèm tay vịn để di chuyển qua lại. Khi lên đến ngọn cây, anh cắt phần ngọn những cuống hoa, sau đó dùng can nhựa hứng nước. Sau khi hì hụt leo những cây thốt nốt xong, anh Man trao đổi với chúng tôi:

PV: 1 ngày mình leo bao nhiêu cây

NV: mình leo hết luôn là 30 cây

PV: Mùa mưa mình có khó khăn hơn không

NV: mưa thì cũng khó, bị trợt nửa, bị nước mua nhiễu vô nhiều là phải đổ bỏ không lấy

PV: Lúc đầu leo anh có gặp khó khăn gì không

NV: khó, bắt đầu làm cũng hơi khó leo tới cây không cắt được phải ngồi chút xíu, giờ thì quen rồi bình thường

PV: 1 ngày anh leo mấy lần

NV: 2 lần dắt sáng 7h chiều 3h

PV: Anh có dự định mình sẽ theo đuổi ngề này không

NV: làm hoài luôn cho con được đi học, nếu không đi thành phố bỏ con không được học, chữ cũng không biết cũng không biết tính sao thôi làm nghề này đi.

Theo anh Man hiện nay gần cuối mùa nên lấy nước thốt nốt cũng được ít tuy nhiên vào thời điểm này “mật” thốt nốt là ngon nhất, thốt nốt có thể cho nước gần như quanh năm nhưng phẩm chất tốt nhất là vào mùa nắng, khi cái nóng râm ran thiêu đốt đất trời. Nhờ sự “gan lì” sẵn có đã giúp thốt nốt có thể trụ vững và kết tinh những dòng nước ngon ngọt cho đời.

Xong công đoạn lấy nước thốt nốt đầy vất vả và nguy hiểm mà anh Man hàng ngày phải trải qua, công đoạn nấu đường cũng lắm gian nan mà vợ anh Man chị Neang Hiên 1986 ở nhà nấu đường, mỗi người một việc để có thu nhập cho gia đình, chị chia sẽ

PV: 1 ngày chị nấu được bao nhiêu kg đường

NV: nếu đầu mùa thì ít 3-4 kg, vô mùa 30 kg 1 ngày, cuối mùa được 12 kg

PV: Bao nhiêu lít nước mới được 1 kg đường

NV: đầu mùa thì 8 lít nước được 1 kg, cuối mùa như vậy thì 4 lít 1kg

PV: Mình có hái trái bán không

NV: có đầu mùa bán có gía được 1 trái 5-8 ngàn, vô mùa rẻ lại nhiều quá người ta không lấy 2 vợ chồng chặt bán 20 ngàn/ kg

PV: Mình nấu bao nhiêu tiếng mới thành phẩm

NV: từ 10h đến 2h chiều mới xong nếu đường nhiều tới 5 h mới xong, nấu xong nhắc xuống phải đánh bằng tay gần 1 tiếng nửa làm bằng tay không nên rất mỏi

Số đường nấu được gia đình anh đem cân lại cho các mối thu mua với giá 30.000 đồng/kg, tính ra cũng được gần 400 ngàn đồng/ngày trong những tháng cao điểm mùa khô. Bởi leo thốt nốt là “lấy công làm lời” nên anh không quản ngại cực khổ, chỉ mong cải thiện được nguồn thu trang trải cuộc sống gia đình. Vừa làm vừa tích góp để chi tiêu cho những tháng rảnh rỏi.

Cuộc sống và thu nhập của những người làm đường phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên. Những tháng mùa làm đường kết thúc, những người đàn ông trong gia đình phải trông chờ xem có ai gọi đi làm thuê thì mừng, cũng có những ngày cả gia đình không có một đồng thu nhập nào cả. Nhưng bằng tâm huyết và muốn duy trì cái nghề truyền thống đã có từ lâu đời này không muốn nó bị mai một, họ vẫn cứ bám trụ từ đời này sang đời khác, để hương vị miền quê mãi tồn tại cùng thời gian.

Hồng Như